Các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp – Nguyên nhân và cách khắc phục
Được biết đến là một thiết bị nấu hấp công nghiệp có độ bền cao lên đến cả chục năm, tuy nhiên trong quá trình sử dụng tủ nấu cơm vẫn không tránh khỏi các lỗi hư hỏng, trục trặc ảnh hưởng đến hiệu suất của máy. Bài viết sau đây, NEWSUN sẽ cập nhật các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp để người dùng chủ động tìm ra nguyên nhân và khắc phục nhanh chóng. Mời bạn cùng tham khảo!
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ cơm công nghiệp
Trước khi đi vào các lỗi thường gặp ở tủ hấp cơm công nghiệp, NEWSUN sẽ giới thiệu cấu tạo và nguyên lý hoạt động để bạn nắm được thông tin tổng quan nhất về thiết bị này.

Một chiếc tủ nấu cơm sẽ bao gồm các bộ phận chính như:
- Khoang nấu hấp có các rãnh xếp khay cách đều nhau. Bên dưới là khoang gia nhiệt có phao cấp nước tự động và bộ phận gia nhiệt (thanh nhiệt – tủ điện, ống đốt gas – tủ gas hoặc cả 2 – tủ điện gas).
- Cửa tủ gồm tay nắm, đồng hồ báo nhiệt
- Hệ điều khiển (tủ điện hoặc núm vặn gas)
- Ngoài ra còn có van xả áp, van xả đáy, chân tủ bánh xe,…
Tủ hoạt động theo nguyên lý dùng hơi nước để nấu chín cơm và thực phẩm. Khi nước được cấp vào trong khoang, bộ phận gia nhiệt sẽ đun nóng nước làm bay hơi lên các khay chứa thực phẩm bên trên, kết hợp với áp suất cao trong tủ để hấp thực phẩm chín đều, thơm ngon.
Trong quá trình tủ hoạt động, phao sẽ tự động bơm nước vào trong khoang đến khi đủ sẽ tự ngắt và mở lại khi nước xuống thấp, duy trì mực nước ổn định để tủ gia nhiệt. Người dùng có thể quan sát nhiệt độ bên trong thông qua đồng hồ báo nhiệt. Mặt khác, khi áp suất trong tủ tăng cao, van xả áp sẽ tự động xả bớt hơi nhiệt để cân bằng lại áp suất, tránh hiện tượng xì nổ gây nguy hiểm.
Tổng hợp các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp
Khi một hay nhiều bộ phận cấu thành nên tủ nấu cơm gặp trục trặc, không làm tốt chức năng sẽ khiến tủ gặp lỗi và giảm hiệu quả nấu chín cơm. Lúc này, người dùng cần phát hiện và sửa chữa kịp thời để đảm bảo hiệu suất cho tủ và không gây hư hỏng nặng thêm.

1. Kết nối tủ nấu cơm điện không có tín hiệu
Khi cắm điện để bắt đầu sử dụng, tủ cơm phải có đèn báo sáng. Trường hợp tủ không vào điện, không có tín hiệu điện có thể do các nguyên nhân sau:
- Tiếp xúc van phao điện kém – Cách xử lý: Điều chỉnh xem van có bị lệch không, vặn chặt lại van để điện tiếp xúc và tủ hoạt động bình thường.
- Aptomat dẫn điện bị hỏng (do nguồn điện không ổn định, hoặc các đầu nối hở mạch chập vào nhau, hoặc tủ rò rỉ điện). Cách khắc phục là thay aptomat mới để tủ trở lại hoạt động bình thường, đúng chức năng.
2. Tủ nấu cơm gas có mùi gas hoặc béc đốt không ra lửa
Đây là một trong các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp bằng gas. Nếu béc đốt không ra lửa, có thể do bụi bám vào điểm tiếp xúc giữa bộ phận đánh lửa và ống gas khiến chúng bị tắc nghẽn. Hãy mua giấy nhám về và vệ sinh béc đốt thật kỹ. Còn hiện tượng có mùi gas là do rò rỉ ống dẫn, cần kiểm tra thật kỹ và thay thế để sử dụng an toàn.
3. Nấu cơm, hấp thực phẩm không chín/lâu chín
Thông thường, tủ nấu cơm điện chỉ mất khoảng 45-60 phút cho một mẻ nấu tối đa toàn bộ số khay gạo trong tủ. Nhưng bỗng một ngày, vẫn nấu khoảng thời gian như vậy mà cơm không chín, nguyên nhân có thể do các tủ đã gặp các sự cố như sau:
- Thanh gia nhiệt bị hỏng – Đây là bộ phận quyết định lớn đến khả năng gia nhiệt, làm chín thực phẩm, do vậy, nếu cơm nấu lâu chín có thể thanh nhiệt đã bị hỏng. Bạn hãy kiểm tra và thay mới các thanh nhiệt hỏng để đảm bảo hiệu suất truyền nhiệt của tủ.
- Nước sử dụng để nấu cơm chứa nhiều canxi, bám cặn vào thanh nhiệt làm giảm khả năng gia nhiệt. Mặt khác cặn còn bám vào cảm biến nhiệt khiến đo nhiệt không chuẩn, ngắt khi chưa đủ nhiệt dẫn đến cơm nấu lâu chín. Bạn hãy vệ sinh khoang gia nhiệt sạch sẽ để loại bỏ vụn thực phẩm vương vãi và hạn chế tình trạng bám cặn nước vào thanh nhiệt, cảm biến nhiệt.

Trường hợp xảy ra với tủ nấu cơm gas, nguyên nhân có thể do chất bẩn bám vào bộ đốt hoặc dầu đốt đã quá cũ khiến lửa yếu, lên không đều. Bạn cần tiến hành vệ sinh, dùng bàn chải mềm để cọ sạch cặn bám bên ngoài bộ đốt. Còn nếu do dầu cũ thì cần thay mới, có thể tìm mua tại các cửa hàng bán bếp gas.
4. Cơm nấu bị sượng, chín không đều
Đây cũng là một trong cách lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp. Nguyên nhân khiến cơm sống, cơm bị sượng là do không đủ nhiệt. Hãy kiểm tra lại thanh nhiệt xem có làm nóng nước ổn định và liên tục hay không. Nếu lỗi không phải do thanh nhiệt thì khả năng cao do tủ bị rò rỉ nhiệt, gioăng cao su bị lệch hoặc bị hỏng gây thất thoát nhiệt ra bên ngoài.
Khi phát hiện gioăng cao su xuống cấp, bạn cần mua gioăng mới về và thay thế. Việc tìm mua cũng khá dễ dàng bởi bạn có thể mua trực tiếp tại nơi phân phối tủ cơm hoặc các cửa hàng thiết bị đồ điện.
5. Nước không tự động cấp vào trong tủ nấu cơm
Có 2 nguyên nhân chính lý giải cho hiện tượng này, đó là do nguồn nước bị cạn hoặc phao cấp nước đã bị hỏng, không thể mở van cấp nước tự động vào bên trong tủ.
Đầu tiên, bạn hãy tiến hành kiểm tra xem bể còn nước hay không, đường dây/ống cấp nước có bị rò rỉ hay chặn ở đâu không. Nếu vấn đề không nằm ở nguồn cấp nước thì chắc chắn là do phao cấp bị hỏng. Bạn phải đến cửa hàng tìm mua loại tương tự về thay thế để tủ hoạt động ổn định trở lại.

6. Tay khóa cửa bị kẹt, không mở được cửa
Nguyên nhân do tay khóa cửa tủ bị gãy nên khó mở hoặc có thể do cánh cửa bị cong vênh. Trường hợp do tay khóa, bạn cần tháo ra điều chỉnh lại cho phù hợp hoặc thay khóa mới. Còn nếu do cánh cửa bị va đập, cong vênh, bạn cần tháo toàn bộ cánh ra rồi nắn chỉnh, lắp đặt lại chúng.
Xem thêm: Top 5 địa chỉ mua tủ cơm công nghiệp uy tín tại Hà Nội
Hy vọng rằng với những chia sẻ về các lỗi thường gặp ở tủ nấu cơm công nghiệp sẽ giúp bạn chủ động hơn trong quá trình sử dụng tủ, nắm được nguyên nhân để phòng tránh, đồng thời biết cách khắc phục khi tủ bị lỗi.
Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm tủ nấu cơm hay các dịch vụ bảo hành – bảo trì tại NEWSUN, hãy liên hệ ngay số hotline hoặc ghé địa chỉ chi nhánh gần nhất để được hỗ trợ. NEWSUN rất hân hạnh được phục vụ Quý khách hàng!
Bài viết liên quan
Hướng dẫn bạn cách làm cơm chiên tiêu xanh hấp dẫn, lạ miệng
Bạn đang tìm một món cơm chiên lạ miệng để đổi vị cho bữa ăn thường ngày? Cơm chiên tiêu xanh là lựa chọn hoàn hảo. Với hương vị cay nồng đặc trưng từ tiêu xanh tươi, hòa quyện cùng cơm rang nóng hổi và các nguyên liệu dễ tìm giúp món ăn càng được […]
Hướng dẫn mẹ làm cơm cà ri gà cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng
Cơm cà ri gà cho bé là món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng được rất nhiều bà mẹ yêu thích. Thành phần của món ăn gồm thịt gà, rau củ tươi và hương cà ri thơm phức, giúp món ăn có đầy đủ hương sắc hấp dẫn. Nếu mẹ cũng đang muốn tìm một […]
Hướng dẫn cách nấu cơm bò kiểu Nhật tại nhà thơm ngon
Cơm bỏ kiểu Nhật là món ăn truyền thống, nổi tiếng của người Nhật, được gọi với tên khác là Gyudon. Món ăn này gồm có cơm trắng dẻo và thịt bò thái lát mỏng được xào cùng gia vị, tạo nên hương vị đậm đà. Đây là một trong những món ăn Nhật dễ […]
Hướng dẫn bạn cách làm món cơm tấm Long Xuyên ngon đúng điệu
Nếu bạn là tín đồ của ẩm thực miền Tây, thì cơm tấm Long Xuyên chắc chắn là món ăn không thể bỏ qua. Khác hoàn toàn với món cơm tấm Sài Gòn hay những nơi khác, cơm tấm Long Xuyên có hạt cơm mềm, dẻo và thịt ram béo ngậy, đậm đà. Trong bài […]
Hướng dẫn chi tiết cách làm cơm sốt tôm chua ngọt hấp dẫn
Nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn hấp dẫn nhưng dễ làm, đầy đủ dinh dưỡng được cả gia đình yêu thích thì cơm sốt tôm chua ngọt là một gợi ý không thể bỏ qua. Đây là món ăn kết hợp giữa tôm tươi săn chắc cùng nước sốt chua ngọt “đưa cơm” […]
Hướng dẫn bạn 3 cách làm bánh đúc nóng từ cơm nguội “siêu dễ”
Bánh đúc nóng là món ăn dân dã đậm đà hương vị Việt nhưng bạn lại có thể dễ dàng làm bánh đúc nóng từ cơm nguội ngay tại nhà. Thay vì bạn bỏ phí cơm nguội còn thừa sau mỗi bữa ăn thì hãy tận dụng chúng để làm thành bánh đúc thơm […]