Cách tính chi phí mở quán ăn nhỏ dành cho người mới kinh doanh

Với những người yêu thích ẩm thực và muốn thử sức với công việc kinh doanh, đầu tư mở một quán ăn nhỏ là ý tưởng hợp lý giúp bạn kiếm tiền từ đam mê của mình. Tuy nhiên, nhu cầu ăn uống cao kéo theo các hàng quán cung cấp đồ ăn thức uống cũng ngày càng nhiều. Việc tính toán chi phí mở quán ăn nhỏ theo đó cũng cần phải tính toán chi tiết và cẩn thận, không chỉ để tối ưu chi phí, chuẩn bị nguồn vốn đủ đáp ứng nhu cầu tối thiểu, mà còn là tiền đề tối đa hóa lợi nhuận về sau. Nếu bạn còn chưa biết làm sao để tính toán tốt nhất, hãy cùng tham khảo ngay 7 chi phí mở 1 quán ăn nhỏ không thể bỏ qua dưới đây nhé.

1. Tính chi phí thuê mặt bằng khi mở quán ăn nhỏ

Quán ăn nhỏ cũng cần có một địa điểm kinh doanh thuận lợi hơn cho việc buôn bán. Nếu gia đình bạn đã có mặt bằng tốt thì sẽ giảm gánh nặng này đi rất nhiều. Nếu không, bạn cần cân nhắc giữa khả năng vốn của mình với ngân sách thuê mặt bằng sắp tới. Tùy vào từng khu vực và vùng miền mà chi phí thuê mặt bằng sẽ khác nhau, dao động từ khoảng 5 triệu đến 20 triệu. Vị trí càng đắc địa như mặt đường lớn, nằm ở khu vực trung tâm, diện tích lớn thì càng tốn nhiều chi phí. Tuy nhiên, cũng không nên vì để tiết kiệm chi phí mặt bằng mà tìm thuê địa điểm quá xa xôi hẻo lánh hay nhà trong ngõ sâu, hẹp. Tốt nhất, vị trí cho quán ăn nhỏ của bạn nên nằm trong khu vực có nhiều khách hàng tiềm năng, có thể là trường học, tòa văn phòng, bệnh viện, khu công nghiệp,…

2. Chi phí decor cho quán ăn nhỏ

Quán ăn nhỏ không có nghĩa là được phép tuềnh toàng hay không cần trang trí. Bởi vậy, thiết kế hay trang trí vẫn cần được tính vào chi phí mở quán ăn nhỏ. 

Nếu mặt bằng bạn thuê quá cũ và xuống cấp thì số tiền cần đầu tư cho việc tu sửa sẽ càng nhiều. Bởi vậy, đừng ngại chênh một vài giá tiền thuê để phải bỏ ra một khoản lớn hơn tu sửa phía sau nhé.

Ước tính chi phí trang trí cho một quán ăn nhỏ sẽ chiếm khoảng trên dưới 20 triệu đồng. Những khoản cần chi sẽ bao gồm tiền mua sơn hoặc thuê thợ vẽ (tùy nhu cầu), tiền mua các vật dụng để decor hay chậu cây, bể cá cho quán. Bạn có thể sẽ tiết kiệm được kha khá khoản tiền này nếu có khả năng tự trang trí và tái chế đồ dùng decor.

Chi phí mở quán ăn nhỏ
Chi phí mở quán ăn nhỏ

3. Chi phí đầu tư cho trang thiết bị thiết yếu

Sau khi không gian cơ bản của quán được hoàn thiện, chúng ta sẽ phải tính đến các vật dụng cần sắm sửa như: bàn ghế, bát đũa, các loại máy móc để bảo quản thực phẩm và nấu bếp (tủ mát, tủ đông, bếp chiên, bếp nướng, nồi điện, tủ nấu cơm công nghiệp…)

Số lượng và chất liệu bàn ghế cũng như bát đũa sẽ tùy thuộc vào mô hình kinh doanh mà bạn hướng tới. Có thể tiết kiệm bằng các vật liệu nhựa, hoặc đầu tư chắc chắn từ đầu với bàn ghế gỗ và bát đũa đẹp. Các loại máy móc và thiết bị bếp cũng sẽ rất cần thiết để hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn, bởi chúng sẽ là trợ thủ đắc lực giúp giảm thời gian cũng như công sức nấu nướng. Thiết bị hiện đại luôn là bạn tốt của mọi căn bếp.

Chi phí mở quán ăn nhỏ
Chi phí mở quán ăn nhỏ

4. Chi phí mở một quán ăn nhỏ: mua nguyên vật liệu đầu vào

Một yếu tố không thể thiếu và phải bỏ ra thường xuyên khi mở quán ăn, đó chính là tiền mua các loại nguyên vật liệu đầu vào. Mỗi nhóm nguyên liệu sẽ có các nhà cung cấp và mức giá bán khác nhau. Số tiền này có thể chiếm tới khoảng 40% tổng chi phí mở quán ăn nhỏ, bao gồm chi phí mua hàng ngày với các loại thực phẩm tươi sống và chi phí mua định kỳ với các loại gia vị, thực phẩm trữ đông.

Chi phí mở quán ăn nhỏ
Chi phí mở quán ăn nhỏ

5. Ước tính chi phí thuê nhân viên

Thông thường, các nhà hàng, quán ăn lớn sẽ tốn một khoản chi phí tương đối lớn cho việc thuê nhân công bao gồm: đầu bếp, phục vụ, thu ngân, bảo vệ, quản lý,… Nhưng với các quán ăn quy mô nhỏ, bạn có thể tự mình làm kiêm nhiệm nhiều việc và nhờ thêm sự hỗ trợ từ gia đình nếu có để tiết kiệm chi phí nhân viên. Nếu không có lợi thế này, bạn cần tính thêm vào chi phí mở quán ăn nhỏ tiền thuê người phục vụ hoặc phụ bếp.

Để tiết kiệm, bạn có thể tính toán và ước lượng các khung giờ đông khách để thuê nhân viên part time hỗ trợ ở các khung giờ này. Chi phí thuê người làm theo giờ sẽ rẻ hơn rất nhiều so với làm fulltime.

Chi phí mở quán ăn nhỏ
Chi phí mở quán ăn nhỏ

6. Tiền chi cho marketing

Có thể bạn chưa biết, quán ăn dù là nhỏ cũng cần có ngân sách cho quảng cáo, marketing. Bởi khi bạn bắt đầu từ con số 0, sẽ không ai biết đến bạn nếu không có sự hỗ trợ của các hình thức quảng cáo. Bạn có thể làm các tờ rơi in chương trình khuyến mãi khai trương, chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội trong bán kính quanh cửa hàng, tạo chương trình giảm giá hay tặng quà cho khách hàng,… Hãy sẵn sàng chi ra số tiền này để thu lại nhiều hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, đừng quên mở bán trên các app như Now Food, Grab, Baemin,… Đây là những kênh đồ ăn online đang rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay, sẽ giúp bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn.

>> Xem thêm: Bí quyết mở quán ăn đông khách không phải ai cũng biết

7. Dự tính cho các chi phí phát sinh khác

Bên cạnh các chi phí kể trên, bạn còn cần dự trù một khoản kinh phí để duy trì hoạt động quán trong ít nhất 6 tháng đầu, các khoản chi cho điện nước, bình chữa cháy, gas hay đề phòng rủi ro phát sinh ngoài ý muốn. Bạn không thể biết trước được điều gì có thể xảy ra, bởi vậy luôn cần có khoản dự trù này để tránh ảnh hưởng tới hoạt động lâu dài của quán ăn.

Chi phí mở quán ăn nhỏ sẽ được tối ưu khi bạn liệt kê chi tiết, tính toán rõ ràng và ghi chép tỉ mỉ để tính toán. Bạn càng cẩn thận bao nhiêu trong khâu lên kế hoạch thì những rủi ro sẽ càng được giảm bớt. Chúc bạn may mắn và thành công với quán ăn nhỏ của mình nhé.

Bài viết liên quan

Top 8 quán cơm niêu Nha Trang ngon nổi tiếng nhất nên thử

Bạn đang muốn tìm một quán cơm niêu Nha Trang với tiêu chí ngon, bổ, rẻ? Hãy cùng khám phá ngay danh sách những quán cơm niêu ngon ở Nha Trang dưới đây. Nơi bạn có thể thưởng thức món ăn truyền thống này với giá cả phải chăng và hương vị tuyệt hảo. Nội […]

Xem thêm

Review Top 9 quán cơm niêu Huế siêu ngon nên thử

Hãy cùng khám phá ngay, top 9 quán cơm niêu Huế siêu ngon, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất. Nội dung1 1. Quán cơm niêu Chạn Huế2 2. Quán cơm niêu Cá Bống Huế3 3. Quán cơm niêu Sen Huế 4 4. Quán cơm niêu Không Gian […]

Xem thêm

Top 9 quán cơm tấm Nha Trang ngon nổi tiếng nhất nên thử

Khám phá ngay danh sách 9 quán cơm tấm Nha Trang ngon nức tiếng, với hương vị đặc trưng, giá cả hợp lý và không gian ấn tượng trong bài viết sau đây. Nội dung1 1. Cơm Tấm Bảo Chung Nha Trang2 2. Cơm Tấm Trường Tàu Nha Trang3 3. Cơm Tấm 63 – Cơm […]

Xem thêm

Top 7 quán cơm niêu Đà Nẵng nổi tiếng ngon, bổ, rẻ nhất

Bạn đang tìm kiếm địa điểm thưởng thức cơm niêu Đà Nẵng ngon, bổ, rẻ? Hãy cùng khám phá ngay danh sách 7 quán cơm niêu Đà Nẵng nổi tiếng, được nhiều thực khách yêu thích nhất dưới đây, đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời! Nội dung1 […]

Xem thêm

Hướng dẫn cách nấu xôi hoa đậu biếc dẻo thơm đẹp mắt

Bạn đã biết cách nấu xôi hoa đậu biếc dẻo thơm, đẹp mắt tại nhà chưa? Hãy cùng Điện máy thực phẩm NEWSUN vào bếp thực hiện ngay món xôi hoa đậu biếc tươi với 2 cách nấu đơn giản sau để chiêu đãi cả gia đình cùng thưởng thức bạn nhé! Nội dung1 Cách […]

Xem thêm

Cách nấu xôi thập cẩm (xôi mặn) đơn giản, thơm ngon

Nếu bạn đã cảm thấy chán những món xôi ngọt như xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi xoài, xôi mít,… thì hãy thử đổi vị với cách nấu xôi thập cẩm chay, cách nấu xôi thịt ngô thập cẩm được NEWSUN chia sẻ trong bài viết này xem sao nhé. Từng hạt xôi căng bóng, […]

Xem thêm