10+ Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách, thu lãi khủng

Cơm tấm là món ăn đặc sản bình dân của người miền Nam và được ưa chuộng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Do vậy, mở nhà hàng cơm tấm là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời thu hút nhiều sự quan tâm của những người dự định khởi nghiệp F&B. Vậy kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm là gì, cần chuẩn bị trước những gì? Mời bạn cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách, thu lãi khủng
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách, thu lãi khủng

Vì sao nên đầu tư mở nhà hàng, quán cơm tấm?

Cơm tấm là món ăn “chắc bụng”, hương vị dễ ăn và không gây ngán nên có thể phục vụ mọi đối tượng khách hàng, mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Đặc biệt hơn, bạn có thể bán cơm tấm vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, cả sáng, trưa, chiều, tối, hay thậm chí cả đêm khuya nên rất nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lời.

Số vốn ban đầu để mở một quán ăn, nhà hàng cơm tấm là không quá nhiều. Bởi lẽ, đối với một món ăn bình dân có giá từ 20.000-40.000 đồng/suất thì chất lượng món ăn chính là yếu tố quan trọng nhất. Thực tế, có rất nhiều quán nhỏ không có mặt tiền rộng rãi mà nằm trong ngõ nhưng vẫn nườm nượp khách vào ra, thu nhập tháng hàng chục, hàng trăm triệu đồng.

Bên cạnh đó, bán cơm là thu tiền tại chỗ, cuối mỗi buổi bán bạn có thể thống kê được nay lời hay lỗ bao nhiêu để gối tiếp vào chi phí của ngày tiếp theo. Do vậy, bạn chỉ cần dự trù chi phí nguyên liệu trong ngắn ngày và có thể xoay vòng, không như các mặt hàng bán và thu tiền sau.

Tiếp đến một lý do nữa, đó là quy trình chế biến món ăn đơn giản, không quá cầu kỳ và nhiều công đoạn. Vậy nên chi phí dành cho nhân công sẽ không tốn quá nhiều và cũng không cần nhiều thời gian đào tạo.

Lý thuyết sẽ là vậy, mô hình kinh doanh nhà hàng cơm tấm hiện đang có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, việc thu hồi vốn nhanh hay chậm, lời nhiều hay ít còn phụ thuộc vào sự nhạy bén và khả năng tính toán, quản lý của người làm chủ.

Mở nhà hàng cơm tấm nhanh thu hồi vốn và sinh lời
Mở nhà hàng cơm tấm nhanh thu hồi vốn và sinh lời

Xem thêm: Tủ nấu cơm loại nào tốt? 5 tiêu chí chọn mua tủ cơm công nghiệp

10+ kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách, thu lãi khủng

Ở phần này của bài viết, NEWSUN sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc 12 kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm theo thứ tự các bước cần chuẩn bị và lên kế hoạch.

1. Nghiên cứu kỹ thị trường và xác định tệp khách hàng mục tiêu

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đầu tiên và cũng là bước số 1 quan trọng nhất trước khi kinh doanh bất kỳ lĩnh vực gì nói chung, đó chính là nghiên cứu kỹ thị trường ngành, đối thủ cạnh tranh và xác định đối tượng khách hàng mà quán muốn hướng đến.

Bạn tham khảo các quán cơm, nhà hàng xung quanh khu vực bạn định mở quán xem họ đang kinh doanh như thế nào, khách hàng đông hay ít, tại sao khách hàng lại lựa chọn nhà hàng đó, họ có chiến thuật gì đặc biệt để thu hút khách,…

Tiếp đến là tìm hiểu xem địa điểm kinh doanh có tiềm năng không, có gần trường học, khu dân cư, văn phòng,… hay các yếu tố về văn hóa, an sinh xã hội.

Cuối cùng là xác định đối tượng mục tiêu, nắm bắt sở thích, thói quen và nhu cầu của họ, kết hợp với những lợi thế riêng của quán để đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp và khác biệt: chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ, chính sách giá, kênh bán hàng,…

2. Xác định số vốn mở nhà hàng, các khoản chi càng chi tiết càng tốt

Để mở quán cơm tấm, chi phí không cần quá nhiều, tuy nhiên, tùy vào quy mô và khu vực mở quán mà bạn có thể lên phương án tài chính hợp lý. Kế hoạch chi tiêu càng chi tiết càng tốt.

Đối với các quán cơm tấm nhỏ, số vốn chỉ từ 30-40 triệu đồng là có thể mở quán. Còn với quán quy mô lớn hơn, bạn sẽ cần đầu tư từ 50-100 triệu đồng

Một số khoản chi bắt buộc sẽ bao gồm:

  • Chi phí đặt cọc & thuê mặt bằng: giá thuê tầm 20 triệu đồng/tháng và nếu phải trả trước 6 tháng sẽ khoảng 120 triệu
  • Chi phí mua sắm bàn ghế, sửa sang trang trí nhà hàng khoảng 20 triệu đồng
  • Chi phí mua bát đĩa, thiết bị bếp như xoong nồi, bếp, tủ nấu cơm công nghiệp, máy thái thịt, lò nướng,… khoảng 30-50 triệu đồng
  • Chi phí nguyên vật liệu khoảng 5 triệu đồng
  • Chi phí thuê nhân viên phục vụ khoảng 4-5 triệu đồng/người/tháng
  • Các khoản phí phát sinh khác khoảng 10 triệu đồng…

Ngoài ra, bạn còn phải dự trù chi phí trong vòng 2-3 tháng đầu tầm khoảng 40 triệu đồng để đảm bảo mọi hoạt động của nhà hàng được duy trì ổn định trong thời điểm đầu kinh doanh chưa có lãi.

3. Khảo sát chọn mặt bằng – Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm

Địa điểm chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh. Bạn không nên chọn nơi quá vắng vẻ bởi dù món ăn có ngon đến đâu, giá hợp lý như nào thì cũng khó thu hút được thực khách ghé đến quán.

Thông thường, khách hàng mục tiêu của nhà hàng cơm tấm sẽ là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng hoặc công nhân,… Bạn nên chọn lựa địa điểm gần các khu dân cư hay trường học, khu văn phòng, bệnh viện, khu công nghiệp,…

Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu thêm về tình hình xung quanh nơi bạn dự định mở quán như vấn đề an ninh, giao thông thuận tiện, có nằm trong dự án quy hoạch nào hay không, các yếu tố về dân số, mức sống, chỗ để xe,…

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Xem thêm: Cấu tạo tủ nấu cơm công nghiệp và hướng dẫn sử dụng đúng cách

4. Xin giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Một kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm tiếp theo đó là phải xin các loại giấy phép trước khi quán đi vào hoạt động để hợp pháp hóa công việc kinh doanh của quán. Khi đã có mặt bằng mở quán, bạn cần nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên cơ quan chức năng (Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở hoặc ủy ban cấp Quận/Huyện) nơi muốn đặt địa điểm. Thời gian đăng ký khoảng 3-4 ngày làm việc.

Ngoài ra, mở nhà hàng cơm tấm sẽ phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Đây không chỉ là một loại giấy tờ bắt buộc mà còn là sự khẳng định chất lượng giúp xây dựng lòng tin với khách hàng.

5. Sửa sang, trang trí nhà hàng đẹp mắt và nổi bật

Trang trí nhà hàng bao gồm không gian trong nhà và ngoài trời. Trong đó, tone màu thương hiệu và phong cách bài trí phải được thống nhất và triển khai nhất quán ngay từ ban đầu. Biển bảng nổi bật, đầy đủ và rõ ràng thông tin. Ngoài ra, nên đầu tư vào nội thất như bàn ghế, quạt máy, điều hòa, hút mùi, ổ cắm điện, tranh ảnh treo tường,…

Thêm nữa, với một quán cơm tấm, điều bạn cần đặc biệt lưu ý là không gian quán phải gọn gàng, sạch sẽ và không ám mùi thức ăn. Như vậy, khách hàng sẽ có những trải nghiệm tốt tại nhà hàng của bạn.

6. Tuyển dụng, đào tạo nhân sự trong nhà hàng cơm tấm

Một số vị trí công việc cơ bản cần phải có, đó là nhân viên chế biến món ăn, nhân viên thu ngân, nhân viên phục vụ, nhân viên rửa bát,… Tùy vào quy mô nhà hàng mà bạn bố trí lượng nhân viên cho phù hợp.

Đối với nhà hàng vừa và nhỏ thời gian đầu chưa có nhiều khách, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các thành viên trong gia đình và một người có thể đảm nhiệm nhiều công việc. Còn đối với những nhà hàng quy mô lớn, chuyên nghiệp hơn bạn cần thuê thêm đủ nhân viên để phục vụ khách kịp thời.

Hiện nay, nhiều loại máy móc hiện đại đã được ứng dụng phổ biến trong quán ăn, nhà hàng để thay thế sức người như máy rửa bát, máy sấy bát, máy rang cơm tự động, máy cắt thịt, máy thái rau củ quả,… Với sự hỗ trợ của những chiếc máy này, công việc sẽ được tối ưu nhanh hơn, không tốn nhiều công sức và tiết kiệm đáng kể chi phí thuê nhân công.

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Tổ chức đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Tổ chức đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

7. Trang bị dụng cụ ăn uống, thiết bị nhà bếp hiện đại

Mở nhà hàng sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ ăn uống cho khách như bát, đĩa, đũa, thìa, hộp đựng tăm, hộp đựng gia vị, khăn giấy,… Ngoài ra còn có hộp đựng cơm, cốc đựng canh, đũa thìa dùng một lần cho những đơn hàng khách đặt mua online.

Đối với các thiết bị nhà bếp như tủ nấu cơm, tủ đông, tủ mát, lò nướng,… đều những sản phẩm có giá trị cao và đầu tư sử dụng lâu dài nên cần phải lựa chọn kỹ lưỡng. Các bạn có thể tham khảo mua của thương hiệu uy tín như NEWSUN để đảm bảo hàng chính hãng, bán đúng giá và bảo hành lâu dài. 

8. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu giá rẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh

Bên cạnh đó, nguyên liệu mở nhà hàng cơm tấm khá dễ kiếm và giá thành không quá đắt. Các nguyên liệu chính như gạo tấm, sườn, trứng, bì lợn, rau củ, gia vị,… đều có thể tìm mua tại chợ đầu mối. Tuy nhiên, để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và an toàn, bạn nên tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín để làm ăn lâu dài.

9. Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm – Xây dựng thực đơn đa dạng và hấp dẫn

Khi vào một quán ăn có thực đơn phong phú, khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn, tạo cho họ cảm giác mới mẻ và thích thú. Vì vậy, menu một nhà hàng cơm tấm đừng chỉ có cơm tấm với thịt và rau mà hãy phát triển kỹ năng nấu nướng và làm đa dạng hóa thực đơn.

Hãy bán kèm thêm đồ uống và bổ sung vào menu một vài món ăn khác như salad, nộm, mì, bún,… Bạn có thể tạo các combo 2-3 món để khách hàng dễ lựa chọn và mua nhiều hơn, tăng thêm doanh thu cho nhà hàng.

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Xây dựng thực đơn đa dạng
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Xây dựng thực đơn đa dạng

10. Đẩy mạnh quảng cáo, marketing cho quán trên cả kênh online và offline

Thời đại ngày nay có rất nhiều cách để quảng cáo cho quán ăn. Một số hình thức offline thu hút khách hàng xung quanh điểm bán như treo banner, poster, phát tờ rơi, tổ chức buổi khai trương,… kết hợp với nhạc và đèn màu để tạo điểm nhất. Hay các hình thức online quảng cáo trên các kênh social như facebook, youtube, tiktok,…, booking KOC, tạo website,…

Bạn có thể đính kèm nhiều chương trình khuyến mại giảm giá theo khung giờ hoặc trong 1 tuần đầu khai trương, tặng đồ uống nếu check-in tại quán, giao hàng miễn phí cho đơn giá trị từ bao nhiêu,…

11. Trở thành đối tác, bán online trên các app đặt đồ ăn

Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm tiếp theo mà NEWSUN muốn đề cập đến chính là kênh bán đồ ăn online. Hiện nay, các hình thức bán đồ ăn online trên app như ShopeeFood, GrabFood, BeFood, Baemin,… đang rất phổ biến. Nhiều nhà hàng, quán ăn đã coi đây là một trong những kênh bán hàng chủ lực, vừa tiếp cận được lượng lớn khách hàng có nhu cầu vừa được “hỗ trợ” quảng cáo thương hiệu.

Mở rộng bán online trên các app đặt đồ ăn
Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm: Mở rộng bán online trên các app đặt đồ ăn

12. Dự trù những rủi ro thường gặp khi mở quán cơm tấm

Dự trù rủi ro luôn là một phần quan trọng trong bất kỳ bản kế hoạch nào, đặc biệt là dịch vụ liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dùng. Một số rủi ro trong kinh doanh nhà hàng cơm tấm mà người chủ cần lường trước như: nguy cơ cháy nổ, mất điện, máy móc hư hỏng, khách hàng bị dị ứng thực phẩm, đồ ăn có lẫn vật thể lạ,… Cần chủ động phòng trừ và đưa ra trước các phương án xử lý cho từng trường hợp để không bị động khi gặp những tình huống như vậy.

>>Xem thêm: Có nên dùng tủ nấu cơm không? 5 lý do bạn nên đầu tư tủ cơm công nghiệp

Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm được NEWSUN tổng hợp và chia sẻ lại mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị chu đáo nhất để khởi nghiệp thành công.

Nếu bạn đang quan tâm đến các thiết bị bếp nhà hàng, máy chế biến thực phẩm như tủ nấu cơm công nghiệp hay lò nướng, máy cắt thịt, máy cắt rau củ, tủ đông, tủ mát,… hãy để lại bình luận bên dưới để các chuyên viên NEWSUN tư vấn hỗ trợ bạn nhé!

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm mua tủ cơm công nghiệp thanh lý rẻ, chất lượng

Đầu tư một chiếc tủ hấp cơm công nghiệp là điều cần thiết với mọi gian bếp lớn như quán cơm hay bếp ăn tập thể. Tuy nhiên, giá thành mua tủ cơm mới khá cao, trong khi đó, chỉ cần bỏ ra vài triệu là đã mua được một chiếc tủ cơm công nghiệp […]

Xem thêm

Cơm rang hải sản | Cách làm và 6 địa chỉ ăn ngon nhất Hà Nội

Nếu bạn đã quá chán ngán các món cơm rang trứng, cơm rang dưa bò thì hãy thử đổi vị với món cơm rang hải sản xem sao nhé. Món ăn siêu hấp dẫn với cơm rang săn hạt, tơi giòn, hòa quyện vị ngon ngọt của hải sản và các loại rau củ vô […]

Xem thêm

Cách làm cơm rang thập cẩm ngon, xịn sò như ngoài hàng

Cơm rang thập cẩm với màu sắc bắt mắt của nhiều loại nguyên liệu như lạp xưởng, ngô, đậu Hà Lan, trứng, cà rốt,… và hương vị thơm ngon, hấp dẫn là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đặc biệt là các bạn nhỏ. Vậy bạn đã biết cách làm cơm rang thập cẩm […]

Xem thêm

Tổng hợp các cách nấu xôi ngũ sắc thơm ngon, lên màu chuẩn!

Chắc hẳn những ai đã từng thưởng thức xôi ngũ sắc Tây Bắc thì sẽ không thể quên được hương vị đặc biệt, mang đậm bản sắc đất trời của món ăn này. Xôi có 5 màu khác biệt và mỗi màu sắc của món xôi này đều thể hiện được những ý nghĩa khác […]

Xem thêm

Tổng hợp các cách nấu xôi thịt bằm ăn sáng ngon, chất lượng

Xôi là một trong những món ăn sáng thơm ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng được nhiều người Việt yêu thích. Đặc biệt, xôi còn được chế biến theo nhiều cách khác nhau, cho hương vị đa dạng khiến người thưởng thức không bao giờ cảm thấy ngán. Vậy bạn đã biết cách nấu xôi […]

Xem thêm

Cách làm cơm sườn chay thơm ngon, cực đơn giản tại nhà

Nếu là các tín đồ ăn chay thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua hướng dẫn cách làm cơm sườn chay được NEWSUN chia sẻ ngay trong bài viết sau. Đảm bảo món ăn thơm ngon, hấp dẫn này sẽ khiến bạn thích mê ngay từ lần thử đầu tiên. Cùng bắt tay […]

Xem thêm